Keep Traveling

Nhảy việc là Tốt hay Xấu ? - Cách tìm công việc hoàn hảo


Nhảy việc luôn là một quyết định không hề dễ dàng, và thường gây ra cho chúng ta sự tổn thương nào đó, tùy thuộc vào cách chúng ta thực hiện. Dưới đây là phương pháp tốt nhất để biến việc nhảy việc trở thành lợi thế của bất cứ ai.

Nhảy việc là gì? 


Nhảy việc là một chiến thuật mà nhiều người sử dụng để tìm ra công việc phù hợp với họ. Đi làm một công việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó rời đi. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, hành vi này vốn dĩ không tạo thiện cảm với các nhà quản lý tuyển dụng. 

Điều đó đặt ra câu hỏi - làm thế nào bạn có thể tìm được một công việc phù hợp với mình nếu như bạn không thể thử qua tất cả? 

Trong bài viết này tôi sẽ chỉ cho bạn khi nào nên nhảy việc và khi nào nó thực sự có thể giúp thay đổi tình hình của bạn. 

Khi nào nhảy việc được cho là xấu? 


Nhảy việc khiến những cố gắng trước đó trở nên vô ích, tiêu tốn thời gian cho một công việc nào đó và gần như chẳng thu lại được gì. 

Làm việc tại một công ty trong 6, 8 hoặc 10 tháng trước khi rời đi được coi như một yếu tố chứng minh người có năng lực thấp. Những nhà quản lý tuyển dụng xem hồ sơ coi điều này là một điểm trừ. Họ nghĩ: " Có chuyện gì với người này vậy? Tại sao người này không thể ở lại làm việc lâu hơn 6 tháng? Khi chuyện nhảy việc diễn ra quá nhiều lần với bạn, thật khó để bạn có thể gặp được những nhà tuyển dụng nghiêm túc.

Nó rất giống với câu chuyện sau đây. Giả sử bạn muốn hẹn hò với ai đó và bạn phát hiện ra người này thường có mối quan hệ kéo dài ít hơn 6 tháng, rồi sau đó lại tìm kiếm người mới, liên tục và lặp lại. Khả năng cao bạn sẽ không muốn hẹn hò nghiêm túc với những người có lịch sử tình trường giống như vậy! 

Điều tương tự cũng xảy ra khi làm việc với các công ty. Nếu rõ ràng bạn không thể cam kết gắn bó lâu dài, mọi người cũng sẽ lập tức đặt câu hỏi về việc nên thuê bạn hay không. Nhưng định nghĩa trung thành với một công ty không có nghĩa là phải ở đó mãi mãi. Chúng ta hãy xem khi nào thì nhảy việc là bước đi đúng đắn. 

Khi nào nhảy việc được coi là đúng đắn?


Nếu coi việc rời bỏ công việc sau 6-8 tháng là một minh chứng cho việc người có năng lực thấp. Thì việc ở lại lâu hơn một chút với công ty trước khi rời đi sẽ được nhìn nhận tích cực hơn. Trên thực tế, việc những người làm việc hàng đầu rời bỏ công việc sau 2-3 năm gắn bó để tìm một công việc tốt hơn là điều khá phổ biến. 

Sự tinh tế tạo nên khác biệt giữa hai trường hợp kể trên. Những nhân viên hàng đầu rời bỏ công ty để phát triển sự chuyên nghiệp của họ. Họ tìm kiếm một thách thức lớn hơn và có trách nhiệm hơn. Đây là một trong những thay đổi trong tư duy sẽ nâng tầm sự nghiệp của bạn. 

Khi các nhà quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn có xu hướng rời bỏ công việc 2-3 năm một lần để chấp nhận vai trò lớn hơn hoặc có trách nhiệm hơn, họ xem đó là một biểu hiện của người có năng lực cao. Suy nghĩ theo hướng này giúp bạn dễ dàng có được công việc mơ ước mà bạn đang tìm kiếm. 

Vậy thì, danh sách những công việc như thế nào có thể áp dụng phương pháp này? 

Trước khi có bất kỳ suy nghĩ nhảy việc nào xuất hiện trong đầu, giải pháp ngắn hạn là chỉ cần ở lại làm việc lâu hơn trước khi bạn thực sự quyết định rời đi. Làm như vậy ít nhất sẽ giúp bạn có được công việc tốt hơn trong tương lai. Nhưng cách tuyệt vời hơn là điều chỉnh cách bạn quyết định chọn công việc nào ngay từ đầu. Hãy để bài viết này chỉ cho bạn cách khắc phục tận gốc vấn đề. 

Tìm công việc hoàn hảo bằng cách sử dụng chiến lược Cửa hàng mua sắm.


Cách dễ nhất để có thể làm một công việc lâu hơn 6 tháng đó là chọn một công việc bạn thích! 

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng rất ít người theo được phương pháp này. Họ thường bị thuyết phục bởi ham muốn tìm kiếm sự thay đổi. Nhưng gốc rễ của vấn đề là họ chưa có suy nghĩ nghiêm túc nào về loại công việc họ thích. 

Giải pháp tốt nhất là sử dụng chiến lược Cửa hàng mua sắm của tôi. 

Giả sử bạn đang đi qua một trung tâm mua sắm để tìm thứ gì đó để mua. Nhưng có rất nhiều cửa hàng!

Một số thứ rõ ràng không dành cho bạn, lướt qua chúng thật nhanh. Nhưng sau đó bạn phát hiện ra một món gì đó trông cũng hay hay. Bạn bước vào trong quầy, kiểm tra và thậm chí có thể thử sử dụng nó.

Tuy nhiên, lúc này chúng ta thường vẫn chưa sẵn sàng để mua. Có thể bạn sẽ về nhà và nói chuyện với một số người bạn về nó, hoặc đọc một số đánh giá sản phẩm trên google. Vào cuối ngày, quyết định có nên mua hay không sẽ trở nên rõ ràng hơn. Rủi ro gần như bằng không. 

Đây chính xác là cùng một chiến lược bạn có thể sử dụng để tìm một công việc phù hợp hơn với bạn.

Khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, bạn nhất định bắt gặp một số việc không dành cho bạn.

Một số việc thì ban đầu có thể lọt vào tầm ngắm, nhưng sau khi đọc và nghiên cứu nhẹ, bạn phát hiện ra chúng không dành cho mình. Rồi cuối cùng bạn sẽ tìm thấy một công việc trong mơ, nó quá phù hợp với những tiêu chí ban đầu bạn đặt ra. Càng nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn bạn lại càng tin rằng công việc này thực sự rất phù hợp. 

Nhưng chiến lược Cửa hàng mua sắm vẫn là không đủ. 

Bởi vì dù có nghiên cứu bao nhiêu đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ không thể có bối cảnh đầy đủ về công việc mà bạn quan tâm sẽ đòi hỏi. Vì vậy, bước tiếp theo của chiến lược là nói chuyện với những người hiện đang làm trong lĩnh vực mà bạn quan tâm hoặc đã từng làm việc ở đó trong quá khứ. 

Sử dụng các trang web hay diễn đàn miễn phí như LinkedIn, Reddit, Facebook, v.v. nơi bạn có thể kết nói và trò chuyện với những người mà bạn chưa từng gặp. Bạn sẽ ngạc nhiên khi có rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ về công việc mà họ đang làm. 

Phỏng vấn những người này sẽ cho bạn một cái nhìn đằng sau bức màn về việc có công việc đó sẽ thực sự như thế nào. Liệu rằng công việc đó có còn phù hợp với bạn hay không. Nếu không phù hợp, cũng sẽ không ảnh hưởng gì cả. Bạn chỉ đang thử mọi thứ, và không hề có cam kết gì. 

Bằng cách sử dụng chiến lược này, bạn sẽ tăng khả năng rằng bất kỳ công việc nào bạn chọn sẽ phù hợp với bạn. Nó cũng có thể làm bạn thấy hạnh phúc tổng thể hơn và có thể tăng thu nhập vì chúng ta thường thực hiện tốt các nhiệm vụ mà chúng ta thích làm. 

Tìm kiếm công việc mơ ước của bạn không khó


Sử dụng chiến lược Cửa hàng mua sắm ở trên có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng nhảy việc thường xuyên. Một khi bạn biết khi nào một công việc là phù hợp với mình, bạn sẽ ở lại lâu hơn và sẽ tìm thấy nhiều hướng phát triển ưng ý hơn. 

Nhưng nếu bạn không muốn tìm một công việc tốt hơn thì sao? Điều gì khiến bạn muốn tìm công việc hoàn hảo với chính mình. Công việc mơ ước của bạn là gì? 

Hãy bình luận xuống bên dưới, biết đâu tôi và những bạn đọc khác có thể giúp được bạn.
Nhảy việc là Tốt hay Xấu ? - Cách tìm công việc hoàn hảo Nhảy việc là Tốt hay Xấu ? - Cách tìm công việc hoàn hảo Reviewed by Tùng Phạm on tháng 8 23, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.