1. Giao dịch tương lai là gì?
Giao dịch tương lai (Futures) là thoả thuận nhằm để mua hay bán một loại tài sản bất kì tại một mốc thời gian cụ thể trong tương lai với mức giá được quy định sẵn.
Một khi hợp đồng tương lai đã được thiết lập, cả hai bên tham gia phải chấp nhận mua và bán ở mức gia đã thoả thuận trước đó, bất kể tình hình giá cả ngoài thị trường có biến đổi như thế nào tại ngày đáo hạn hợp đồng.
Mục tiêu không nhất thiết phải là tối đa hoá lợi nhuận. Giao dịch tương lai là một công cụ kiểm soát rủi ro, thường được dùng trong thị trường tài chính để bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro biến động giá của một loại tài sản thường được mang mua bán trao đổi hàng ngày.
Giao dịch tương lai cũng hay được tích hợp trong các gói danh mục đầu tư để cân đối biến động của thương vụ, nếu giá trị của loại tài sản kèm trong đó thường lên xuống thất thường.
Những hợp đồng kiểu như trên được đàm phán và mang trao đổi trên một sàn giao dịch hợp đồng tương lai, vốn đóng vai trò như bên trung gian.
2. Hợp đồng tương lai hoạt động ra làm sao?
Có hai tư thế mà bạn có thể chọn khi tham gia hợp đồng tương lai: đó là “trường vị” (long) và “đoản vị” (short).
Nếu bạn chọn trường vị, bạn đồng ý mua một loại tài sản vào trong tương lai tại mức giá cố định sẵn một khi hợp đồng đến hạn. Ngược lại, nếu chọn đoản vị, bạn chấp nhận bán tài sản ở mức giá thoả thuận khi hợp đồng đến hạn.
Một cách đơn giản để giải thích khái niệm trên là dùng ví dụ của một hãng hàng không muốn tự bảo vệ mình trước rủi ro gia tăng giá nhiên liệu bằng cách tham gia vào một hợp đồng tương lai.
Giả sử xăng máy bay giá $2/lít. Hãng hàng không dự tính giá dầu sắp tăng sau 3 tháng nữa, chính vì vậy họ mua một hợp đồng tương lai đối với 1.000 lít xăng ở mức giá hiện tại. Do đó, giá trị của hợp đồng này sẽ là $2,000.
Nếu sau 3 tháng, khi hợp đồng hết hạn, giá 1 lít xăng máy bay tăng lên thành $3, thế nhưng hãng hàng không sẽ phải chỉ trả có $2,000, nhờ đó tiết kiệm được $1,000.
Người bán nhiên liệu sẽ vui vẻ chấp nhận tham gia vào hợp đồng tương lai trên để bảo đảm mình có nguồn cầu ổn định, bất chấp lúc đó giá tăng cao. Và cũng chính hợp đồng ấy sẽ bảo vệ họ trong trường hợp giá xăng dầu thế giới đột ngột giảm mạnh.
Trong ví dụ trên, cả hai bên đều có thể bảo vệ được bản thân trước rủi ro biến động giá của nhiên liệu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà đầu tư lợi dụng hợp đồng tương lai để làm công cụ đầu cơ, thay vì sử dụng chúng như là phương án bảo vệ.
Họ sẽ cố tình chơi trường vị nếu giá đang thấp. Sau đó, khi giá tăng dần dần, giá trị hợp đồng trở nên cao hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đổi nó cho một người khác để lấy tiền trước khi hợp đồng đáo hạn.
3. Thế hợp đồng tương lai Bitcoin là gì?
Hợp đồng tương lai không chỉ dùng được cho tài sản hữu hình mà còn có thể mang ra để giao dịch các loại tài sản tài chính.
Với hình thức giao dịch tương lai Bitcoin (Bitcoin Futures), giá trị ghi trong hợp đồng sẽ được dựa trên giá Bitcoin và nhà đầu cơ từ đó có thể “đặt cược” dựa trên niềm tin của họ về cách Bitcoin sẽ tăng giảm làm sao từ giờ đến lúc hợp đồng hết hạn.
Bên cạnh đó, nó cho phép nhà đầu tư phỏng đoán giá trị Bitcoin nhưng không cần phải thật sự sở hữu đồng tiền điện tử này.
Đặc tính trên đi kèm với nó 2 kết quả lớn:
Một là, tuy Bitcoin chưa được [Chính phủ Mỹ] quản lý, hợp đồng tương lai Bitcoin vẫn có thể mang giao dịch trên những sàn chứng khoán đã có cấp phép. Đây là tin rất tốt dành cho những ai mà vẫn lo ngại trước lựa chọn gia nhập thị trường Bitcoin vì nơi đây hoàn toàn thiếu sự giám sát của chính quyền.
Hai là, tại những nơi mà giao dịch Bitcoin hoàn toàn bị cấm, hình thức hợp đồng tương lai vẫn có thể cho phép nhà đầu tư phỏng đoán giá trị của đồng tiền này.
4. Bitcoin Futures hoạt động như thế nào?
Hợp đồng tương lai Bitcoin sẽ hoạt động theo nguyên tắc tương tự như là với tài sản tài chính truyền thống.
Thông qua việc dự đoán liệu giá BTC sẽ lên hay xuống, nhà đầu tư sẽ chọn long hoặc short hợp đồng tương lai Bitcoin của mình.
Ví dụ, một người sở hữu một Bitcoin có giá $18,000 (giả sử) và anh ta dự đoán sắp tới giá sẽ giảm. Để bảo vệ bản thân mình, anh ta sẽ lập một hợp đồng tương lai Bitcoin, lấy giá ở hiện tại là $18,000.
Gần tới ngày đáo hạn, giá Bitcoin, cùng với giá trị hợp đồng, đã giảm đúng như dự đoán. Nhà đầu tư bây giờ quyết định mua lại cái hợp đồng tương lai đó.
Nếu giá hợp đồng là $16,000 ở ngày anh ta mua lại hợp đồng, nhà đầu tư coi như đã kiếm được $2,000, cùng lúc đó bảo vệ được 1 BTC của mình bằng cách bán cao rồi mua rẻ.
Trên đây là một ví dụ đơn giản về cách hoạt động của hợp đồng tương lai Bitcoin, vì điều khoản chi tiết của hợp đồng có thể sẽ phức tạp hơn nhiều, tuỳ thuộc vào từng sàn giao dịch, và còn bao gồm cả giới hạn tối đa và tối thiểu của giá nữa.
5. Hợp đồng tương lai có tác động như thế nào đến giá Bitcoin?
Trong ngắn hạn, nó có thể giúp đẩy giá và hứng thú của công chúng đối với lĩnh vực tiền điện tử đi lên.
Vào cái ngày mà hợp đồng tương lai Bitcoin lần đầu tiên được triển khai trên sàn CBOE – sàn giao dịch chứng khoán được Mỹ được cấp phép và quản lí đầy đủ, giá đã nhảy 10% lên $16,936.
Đợt tăng trưởng giá Bitcoin sau khi CBOE ra mắt Bitcoin Futures ngày 11-12/12
Tương tự, hồi tối qua (17/12), trong những giờ khắc cuối chuẩn bị cho sự kiện ra mắt dịch vụ hợp đồng tương lai Bitcoin trên sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới CME, giá Bitcoin cũng thiết lập kỉ lục cao nhất mọi thời đại mới $20,000.
Đợt tăng trưởng giá Bitcoin trong những giờ trước khi CME triển khai Bitcoin Futures
Tác động về dài hạn lên giá thì khó để dự đoán hơn, nhưng nhìn chung, giá Bitcoin vẫn sẽ nhận được cú huých tích cực từ sự tham gia của những nhà đầu tư mới vào phân khúc này.

