Keep Traveling

5 bước để bắt đầu tiết kiệm

Khi tôi bước sang tuổi 24, tôi đã thật sự cảm thấy thất vọng vì trong túi không có một đồng tiết kiệm nào, cùng với một nghề nghiệp rát đỗi tầm thường khiến cho tôi luôn có cảm giác thường trực là tôi đang bị tụt lại phía sau. Đó là vào cuối mùa hè năm 2014, khi tôi quyết định tài chính của mình cần phải có một cuộc đại tu hoàn chỉnh và phải thay đổi điều gì đó ngay lập tức.

Còn bây giờ thì, tôi đã hoàn thành cột mốc 200.000$ trong vòng sáu năm qua, đã gặp rất nhiều thách thức từ việc làm thế nào để có thể thay đổi toàn bộ suy nghĩ dẫn đến việc đặt tiết kiệm lên hàng đầu. Những cuộc tranh đấu với chính bản thân mình diễn ra khá thường xuyên lúc mới bắt đầu, tôi đã từng đưa ra rất nhiều lý do để trì hoãn. Thế rồi, cảm giác không muốn bị tụt lại thêm bất cứ một lần nào nữa đã giúp tôi tiến lên phía trước nhanh hơn, tôi nghiệm túc xem lại những quyết định của mình và rồi cũng quen dần với những cột mốc. Dưới đây chính là 5 điều tôi đã học được trong sáu năm qua để có thể giúp bất cứ ai thực sự muốn bắt đầu việc tiết kiệm nhiều tiền hơn, để có thể tiến tới hành trình độc lập và tự chủ về tài chính của mình.


1. ĐỪNG CHẦN CHỪ - HÃY BƯỚC ĐI NGAY HÔM NAY VÀ HỌC HỎI TRÊN MỖI BƯỚC CHÂN

Một trong những khía cạnh thách thức nhất sau khi quyết định bất cứ điều gì chính là bắt đầu. Đã bao nhiêu lần tất cả chúng ta nói rằng chúng ta muốn làm một cái gì đó, rất nhiều ý tưởng, rất nhiều kế hoạch và rất nhiều những điều chúng ta muốn thực hiện cho gia đình mình..., nhưng sau đó không bao giờ thực sự thực hiện bước đầu tiên. Tôi chắc rằng phần lớn mọi người (bao gồm cả tôi) đã từng nói về việc đó, việc chần chừ đó, và hết lần này đến lần khác, chúng ta luôn luôn bị đánh bại. Bản chất của con người là chần chừ - nó bắt nguồn từ tổ tiên của chúng ta, kéo dài cho đến tận ngày nay, nỗi sợ về những điều chưa biết. Vì vậy, để có thể tiến lên, bạn bắt buộc phải quên đi nỗi sợ đó.

Ngay cả sau khi quyết định phải thay đổi, cùng với việc thiết lập mục tiêu tài chính vào năm 2014, tôi vẫn mất cả tháng để bắt đầu. Bước đầu tiên là tôi buộc mình phải ngồi xuống và tạo ra một bảng tính toán tất cả các hóa đơn, các khoản thu nhập và mọi khoản chi tiêu cần thiết của mình. Thành thật mà nói, khi nhìn thấy toàn bộ cuộc sống trong một bảng tính làm tôi khá sợ hãi pha lẫn chút kinh ngạc. Tôi đã không dừng lại cho đến khi mọi thứ được liệt kê. Nhờ đó, tôi biết mình đang ở đâu, nghĩa là tôi đang nợ bao nhiêu?

Tôi bắt đầu thấy có trách nhiệm với chính bản thân mình hơn, nó thôi thúc tôi về việc mình nhất định phải bắt đầu hành trình này. Không thể lún sâu hơn được nữa, chính vì lẽ đó tôi không cần phải nhồi nhét thêm bất cứ động lực nào tại thời điểm đó; Tôi chỉ cần đi thôi. Có đôi chút lo lắng về việc mình sẽ phạm sai lầm, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng ngoài bản thân mình ra thì không một ai khác có thể giúp được tôi lúc này cả. Tôi có thể tự học hỏi khi tôi bước đi và rằng tôi cần phải bắt đầu ngay bây giờ hoặc nó có thể sẽ không bao giờ xảy ra được nữa.

2. ĐẶT THÔNG BÁO - BIẾN NÓ THÀNH THÓI QUEN 

Ngày tôi bắt đầu tiết kiệm, tôi đặt một lời nhắc trên lịch rằng mỗi tuần một lần, ngồi xuống một giờ đồng hồ và làm việc với tài chính của mình theo một cách nào đó. Nó có thể bao gồm đọc, cân đối các tài khoản, tối ưu hóa dòng tiền, nghiên cứu các quỹ, v.v.

Nếu một lời nhắc là không đủ, hãy thiết lập một số các phần thưởng cho bản thân giúp bạn đi đúng hướng và khuyến khích bản thân làm việc đó hơn. Một số cặp vợ chồng tạo thói quen hàng tuần sẽ đi ăn tối ở ngoài và nói chuyện với nhau về tiền bạc. Bất cứ điều gì giúp bạn xây dựng và duy trì thói quen hàng tuần (hoặc hàng ngày!). Hãy làm điều đó. Tin tôi đi, 1 giờ mỗi tuần là quãng thời gian không lớn. Nhưng đó chắc chắn khoản đầu tư về thời gian có ROI cao nhất mỗi tuần.

Có rất nhiều lời khuyên ngoài kia về mức độ thường xuyên bạn nên quản lý tiền của mình - một số người nói 5 phút mỗi ngày hoặc vài giờ mỗi tháng, nhưng ở hiện tại tôi thích làm điều đó vài lần trên một tuần. Đối với cá nhân tôi, tôi đã học được rằng bạn không muốn kiểm tra tài khoản của mình hàng ngày trừ khi bạn có khả năng tự kiểm soát tuyệt vời.

Đối với những tài khoản mang tính chất đầu tư, việc kiểm tra nó 1 tuần 1 lần có thể ngăn bạn những lúc bốc đồng. Trong 2 năm đầu tiên, dường như tôi không bao giờ đưa ra quyết định dựa trên tin tức hoặc thay đổi của thị trường. Tôi tự mình tính toán và tin tưởng ở bản thân nhiều hơn là việc tin vào lời của những nhà đầu tư khác. Vì tôi biết chắc chắn một điều rằng, kinh nghiệm mới là thứ giúp tôi chiến thắng về lâu về dài, và vì rằng đây là cả một hành trình, chứ không phải ngày một ngày hai.

Nếu bạn muốn tránh đưa ra quyết định mua hoặc bán vội vàng, hãy giới hạn số lần xem tài khoản của mình.

3. GIỮ VỮNG TÀI KHOẢN - DÙ BAN ĐẦU TĂNG TRƯỞNG CÓ THỂ CHẬM

Khi tôi hiểu tiền của mình hằng ngày đang đi đâu và những gì còn lại để tiết kiệm, tôi vẫn cảm thấy phần nào bản thân bị đánh bại bởi vấn đề cơm áo gạo tiền. Dựa trên thu nhập và các khoản vay tôi phải trả, số tiền tiết kiệm còn lại có vẻ nhỏ. Tôi ngồi đó và tự hỏi, phải làm sao bây giờ? Làm thế nào tôi có thể đạt được mục tiêu của mình dựa trên số tiền nhỏ như vậy mỗi tháng? Bất cứ ai cũng đều sẽ cảm giác nản lòng.

Nó thật sự tăng rất chậm trong vài tháng đầu, nhưng sau đó tôi khá ngạc nhiên khi số dư của mình đã tăng lên trong 6 tháng, 1 năm và hơn thế nữa. Sau một năm liên tục tiết kiệm cùng một tỷ lệ phần trăm mỗi tháng, tôi không thể tin rằng mình đã tiết kiệm được nhiều hơn cả số tiền tôi đang nợ. Nghĩa là thay vì trích trả nợ theo từng tháng, sau một năm tôi đã có thể trả dứt nợ cho cả một năm còn lại.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lãi kép. Nếu bạn từng nghe nói bất cứ điều gì về tài chính hoặc đã đọc các bài đăng khác trên blog makemoney.vn, bạn sẽ thấy thuật ngữ này suất hiện ở khá nhiều bài viết. Lúc đầu, bạn có thể chỉ đọc và biết đến nó, nhưng theo thời gian, sức mạnh của lãi kép là thứ giúp tài khoản của chúng ta tăng theo cấp số nhân, do đó nó giúp ta đạt được những mục tiêu tiết kiệm hoặc nghỉ hưu nhanh hơn chỉ bằng cách đóng góp một cách nhất quán.

Bạn đang bắt đầu với số tiền tương đối nhỏ, nhưng bạn càng đóng góp và giữ số tiền đó càng lâu, lợi nhuận của bạn sẽ càng cao. Sự tăng trưởng ban đầu khá chậm nhưng bắt đầu tăng tốc dần theo thời gian.

Mọi người đều muốn làm giàu chỉ sau một đêm, nhưng điều đó không xảy ra theo cách đó đối với hầu hết mọi người. Chỉ cần kiên định với những đóng góp và đừng bỏ cuộc khi chưa đi đến đâu. Có những lúc tôi chắc chắn cũng rất thất vọng, nhưng tôi tiếp tục nhắc nhở bản thân rằng mình đã khá hơn so với khi bắt đầu hành trình. Động lực mạnh mẽ nhất là khi chúng ta bắt đầu nhận ra mọi thứ đã thay đổi đến mức nào.

Bây giờ sau sáu năm đóng góp nhất quán vào tài khoản tiết kiệm, tôi đang thấy lợi nhuận từ riêng tài khoản tiết kiệm của mình (không tính các tài khoản đầu tư) là trên 1000$ / năm.

Chắc chắn, đó không phải số tiền giúp tôi đột phá, nhưng đây là tiền lãi dựa trên những gì tôi đã tiết kiệm được từ tiền lương của mình. Và con số này sẽ chỉ tiếp tục tăng sau mỗi năm, đó là lãi kép và tôi vẫn còn rất nhiều thời gian phía trước.


4. ĐỪNG SỢ HÃI VỚI NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Một sai lầm tôi đã từng mắc phải (và hầu hết sẽ mắc phải trong đầu tư vào một lúc nào đó) là cảm thấy lo lắng khi thị trường bắt đầu chuyển sang màu đỏ. Điều đó chỉ có nghĩa là cổ phiếu hay hàng hóa hoặc thị trường Crypto đang bị bán tháo, nhưng sau đó mọi thứ thường phục hồi trong vài ngày, vài tuần, v.v ...

Vì vậy, bây giờ, thay vì mua thấp và bán cao, tôi đã làm ngược lại điều khiến đa số mọi người mất tiền. Đôi khi bạn có thể muốn thoát ra khỏi một quỹ đầu tư hoặc bán đi một cổ phiếu nào đó, nhưng hãy nhớ rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường là điều tất yếu và bạn không cần phải hoảng sợ bởi những thứ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. May mắn thay khi lần đầu tiên tôi làm điều này, là khi tài khoản của tôi chưa thực sự có nhiều, vì vậy những mất mát tương đối nhỏ. Nhưng đây chính là học phí phải trả trên hành trình nếu chúng ta không hiểu thực sự đầy đủ về đầu tư.


5. TIẾP TỤC ĐỌC, HỌC VÀ TỐI ƯU HÓA

Tôi đã đề cập đến bước bắt đầu và nói về sự nhất quán, nhưng một khía cạnh tôi được hỏi khá thường xuyên là: "Làm thế nào để tìm hiểu tất cả các thông tin về tài chính cũng như đầu tư?". Giống như tôi đã đề cập ở trên, sự kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng. Cần có thời gian để tìm hiểu mọi thứ và cải thiện chỉ số IQ tài chính của bạn, nó cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ.

Khi tôi mới bắt đầu, tôi biết mình cần phải hiểu những điều cơ bản. Khi đã có kế hoạch tiết kiệm và đến khi tài khoản đã sẵn sàng, nếu quá háo hức và bắt đầu nhảy vào đầu tư khi chưa thực sự hiểu. Chúng ta đang mạo hiểm, rất dễ mắc lỗi giống với những người mới bắt đầu khác.

Internet ngày nay chứa đầy những thông tin về bất cứ lĩnh vực nào mà bạn muốn tìm hiểu và học. Nhưng hãy tránh xa bất cứ thông tin hay trang web nào hứa hẹn về việc trả lãi rất cao với tiền của bạn. Thường các mô hình tài chính Ponzi hay trả lãi cho những người tham gia mức lãi suất khủng khiếp lên tới 20-30%/ mỗi tháng. Tôi đặc biệt khuyên bạn nên tránh những thứ đó. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi làm bất cứ điều gì với tiền của bạn và tương lai của bạn. Tôi thà kiểm soát hoàn toàn và hiểu những khoản tiền tôi chọn, thay vì bắt chước một cách mù quáng danh mục đầu tư của người khác.

Thay vào đó, tôi tự dạy mình các nguyên tắc cơ bản và truy cập các trang web cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng, điều khoản tài chính, loại quỹ, v.v. Ngoài ra, có thể hỏi bất kỳ bạn bè hoặc người thân trong gia đình, những mối quan hệ biết nhiều về tài chính cũng là một nơi tuyệt vời nếu bạn muốn bắt đầu, nhưng cũng hãy cẩn thận với những ý tưởng lỗi thời.

Tôi luôn luôn tránh nhảy vào các thương vụ đầu tư nào đó chỉ vì báo trí nói vậy hoặc ai đó nói vậy. Dành thời gian để đọc và học sẽ giúp bạn trong lâu dài, chứ không phải việc nghe và làm theo ai đó.

PHẦN KẾT LUẬN

Hành trình của tôi cho đến nay là một trải nghiệm và quá trình học tập lớn, đôi khi tôi cảm thấy bị thôi thúc muốn từ bỏ, sáu năm qua là minh chứng cho cuộc chiến giữa sự nhất quán và những suy nghĩ tiêu cực. Tôi chưa từng học hay tham gia bất kỳ một khóa học về tài chính nào, điều này cho thấy rằng bạn hay bất cứ ai muốn thay đổi tiến trình tài chính của mình đều có thể làm như vậy với sự kiên nhẫn, thời gian và hưỡng bàn chân về phía trước.

Bạn đã bắt đầu hành trình của mình chưa? Những thách thức hoặc kinh nghiệm của cá nhân bạn là gì?

5 bước để bắt đầu tiết kiệm 5 bước để bắt đầu tiết kiệm Reviewed by Tùng Phạm on tháng 3 24, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.