Keep Traveling

Cryptocurrency – Tiền Điện Tử Là Gì?

Cryptocurrency là gì?


Cryptocurrency (tiền điện tử) là một giao thức mật mã hay một hệ thống mã hóa phức tạp dùng để chuyển hóa dữ liệu nhạy cảm nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi. Cryptocurrency được xây dựng bằng mật mã toán học và các nguyên tắc kỹ thuật máy tính tiên tiến nhất. Cấu trúc của nó sẽ không thể bị phá vỡ. Do đó các đơn vị giá trị của Cryptocurrency được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận. Giao thức này cũng che giấu thông tin chi tiết giao dịch của người sử dụng Cryptocurrency.
Cryptocurrency có thể trao đổi bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch. Nghĩa là sẽ có tỷ giá hối đoái dành riêng cho mỗi loại Cryptocurrency với các đồng tiền trên thế giới (đô la Mỹ, bảng Anh, Euro… )
Hầu như mọi Cryptocurrency đều có nguồn cung hữu hạn, nhưng không phải là tất cả. Càng ngày việc khai thác Cryptocurrency càng trở nên khó khăn hơn. Lí do là toàn bộ nguồn cung sẽ bị khai thác hết. Bản chất của Cryptocurrency độc lập về mặt chính trị và khả năng bảo mật dữ liệu. Việc đó sẽ khiến người dùng Cryptocurrency sẽ có những lợi thế hơn so với tiền mặt. Chẳng hạn như Chính phủ tại quốc gia bạn sống dễ dàng đóng băng tài khoản ngân hàng bằng quyền lực của mình, nhưng họ không thể làm điều tương tự với Cryptocurrency. Về mặt khác, khi sử dụng Cryptocurrency nghĩa là bạn chấp nhận các rủi ro liên quan. Chẳng hạn như tính thanh khoản của thị trường và những biến động giá trị.

Cryptocurrency hoạt động như thế nào?

Mã nguồn và công nghệ đằng sau Cryptocurrency rất phức tạp. Đòi hỏi rất nhiều kiến thức để có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản và thông thạo hơn.
Về mặt chức năng, hãy xem ví dụ về Bitcoin – một biến thể lớn nhất của Cryptocurrency. Giống như tiền tệ bình thường, giá trị của Cryptocurrency được quy định bằng các đơn vị. “Khi tôi có 1 Bitcoin, cũng giống như bạn hiểu tôi có 1 USD”.

Blockchain

Blockchain (chuỗi khối) của một Cryptocurrency là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin các giao dịch, đồng thời xác nhận quyền sở hữu các đơn vị Cryptocurrency tại bất kỳ thời điểm nào. Chuỗi khối này có chiều dài hữu hạn và kích thước tăng trưởng theo thời gian.
Mỗi một giao dịch Cryptocurrency được coi là hoàn tất khi nó được thêm thành công vào blockchain. Việc này thường mất vài phút, tùy thuộc vào sức mạnh tính toán của hệ thống. Khi giao dịch hoàn tất thì mọi thứ sẽ không thể thay đổi, hay cụ thể là đảo ngược giao dịch.
Nếu xảy ra tình trạng lag khi đang bắt đầu quyết toán giao dịch, đơn vị Cryptocurrency này sẽ không thể sử dụng bởi một trong hai bên. Do đó blockchain sẽ ngăn ngừa việc gian lận chi tiêu (Double Spending). Các thao tác nhân đôi đơn vị Cryptocurrency cũng sẽ bị cấm và gửi cho nhiều người.

Private-Key

Bất kỳ ai nắm giữ Cryptocurrency phải có private-key để chứng minh quyền sở hữu và cho phép thực hiện việc trao đổi. Người dùng có thể tạo private-key cho riêng họ. Định dạng của private-key là một chuỗi từ 1 đến 78 chữ số, hoặc có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi có được private-key, người dùng có quyền sử dụng Cryptocurrency và ngược lại.
Đây là một tính ngăn bảo mật rất cao nhằm giảm thiểu tối đa hành vi trộm cắp và sử dụng bất hợp pháp. Tuy nhiên cũng khá phiền toái khi làm mất private-key. Tương tự như việc bạn ném tiền vào lò lửa, sẽ không bao giờ lấy lại được.

Ví dùng để chứng minh bản thân người sử dụng là chủ sở hữu tạm thời của các Cryptocurrency. Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp dịch vụ ví Cryptocurrency. Tuy nhiên ví này rất dễ bị hack.
Ngoài ra ví còn có thể được lưu trữ trên đám mây, trong một ổ cứng hoặc một thiết bị chuyên dụng. Bất kể bạn sử dụng loại ví nào, việc sao lưu là điều rất cần thiết.

Thợ Đào Cryptocurrency

Thợ Đào là thành phần chính trong cộng đồng Cryptocurrency và gián tiếp tác động vào giá trị của Cryptocurrency. Thợ Đào nắm giữ sức mạnh tính toán, thường được gom cụm lại thành một tập thể hàng chục người. Các thợ mỏ sử dụng sức mạnh tính toán của mình để xác thực và bảo vệ Blockchain.
Thợ đào trong hệ sinh thái Cryptocurrency gióng như công việc của thợ đào theo nghĩa đen. Họ là những người khai thác những đơn vị Cryptocurrency mới. Khoảng tiền thù lao cho thợ đào chia làm hai phần: phần cố định khi họ khai thác ra những đơn vị Cryptocurrency mới và phần công việc mà họ nhận được khi xác thực cho giao dịch nào đó. Thường ít hơn 1% tổng giá trị giao dịch.
Thợ đào có quyền ưu tiên cho các giao dịch có mức phí cao nhất. Điều này khuyến khích người thực hiện giao dịch trả mức phí cao để nhận được tốc độ xác thực nhanh nhất.
Cryptocurrency sẽ tự điều chỉnh lượng điện năng khai thác để tạo ra bản sao Blockchain mới – do đó độ khó khi đào sẽ tăng lên. Mục đích của việc này nhằm giữ khoảng cách cho những chuỗi mới ra đời kịp lúc – chẳng hạn như Bitcoin là 10 phút và Litecoin là 2.5 phút.

Nguồn cung Cryptocurrency hữu hạn

Hầu hết các Cryptocurrency được thiết kế để có một nguồn cũng hữu hạn. Do đó các thợ mỏ sẽ nhận được rất ít đơn vị Cryptocurrency khi đi tới cuối chặng đường khai thác. Khi tới giai đoạn đó, thợ mỏ chỉ nhận được phần phí xác nhận giao dịch của họ.
Điều này hiện chưa xảy ra với bất kì Cryptocurrency nào. Các chuyên gia nhận định rằng những đơn vị Bitcoin cuối cùng sẽ được đào vào giữa thế kỷ 22. Đó là lý thuyết cơ bản của nguồn cung hữu hạn.

Bitcoin và mô hình Cryptocurrency hiện đại


Bitcoin là hình thức Cryptocurrency hiện đại đầu tiên được công bố trong Sách Trắng của Satoshi Nakamoto năm 2008.
Năm 2009, Satoshi Nakamoto phát hành Bitcoin ra công chúng và được một nhóm người hỗ trợ khai thác. Cuối năm 2010, hàng chục Cryptocurrency khác ra đời, trong đó có Litecoin được coi là sự thay thế cho Bitcoin. Những hoạt động giao dịch Bitcoin trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này. Cuối năm 2012, WordPress là công ty đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Sau đó là Newegg.com, Expedia và Microsoft. Mặc dù còn nhiều loại Cryptocurrency được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên chỉ có Bitcoin là cung cấp tính thanh khoản linh hoạt nhất.
Tìm hiểu thêm về Bitcoin tại đây.

Ưu điểm của Cryptocurrency

Có giá trị vì tính khan hiếm

Hầu hết các loại Cryptocurrency đều có tính khan hiếm – mã nguồn quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành. Do đó Cryptocurrency giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.

Nới lỏng độc quyền ngoại tệ của chính phủ

Cryptocurrency là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy nằm noài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính, ví dụ như Cục dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ.

Cộng đồng sẽ giám sát nhau

Khai thác mỏ là một cơ chế quản lý chất lượng của Cryptocurrency. Họ sẽ nhận được thù lao cho công việc của mình, do đó đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.

Bảo mật

Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của những người ủng hộ Cryptocurrency. Người sử dụng sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.

Không bị kiểm soát tài chính

Chính phủ có thể dễ dàng đóng băng tài khoản của người dân. Thậm chí Chính phủ có thể đảo ngược các giao dịch của đồng nội tệ. Với Cryptocurrency, mọi việc là không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Các khái niệm về private-key hay ví sẽ giải quyết được tình trạng gian lận chi tiêu, đảm bảo Cryptocurrency không bị lạm dụng bởi các hoạt động bất chính. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo giúp loại bỏ bộ xử lý thanh toán trung gian, chẳng hạn như Pay Pal hay VISA. Việc loại bỏ trung gian này sẽ giúp các thợ mỏ trở thành người xử lý thanh toán thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phi 1.5% – 3% của thẻ tín dụng hay Pay Pal.

Giao dịch khắp nơi trên thế giới

Cryptocurrency xử lý các giao dịch quốc tế tương đương với giao dịch nội địa. Đây là một lợi thế khá lớn khi thực hiện các giao dịch quốc tế lien quan đến tiền mặt. Thông thường việc chuyển tiền đi quốc tế khá tốn kém với mức phí 10 tới 15% và mất khá nhiều thời gian.

Nhược điểm của Cryptocurrency

dtacTạo điều kiện cho thị trường chợ đen

Đây là nhược điểm lớn nhất của Cryptocurrency. Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen được thực hiện bằng Bitcoin và các loại Cryptocurrency khác. Một ví dụ cụ thể chính là thị trường chợ đen Silk Road ưa chuộng việc sử dụng Bitcoin để mua bán mua túy bất hợp pháp.
Điều đó cũng gây khó khăn cho Chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội phạm. Tuy nhiên sau đó nhà sáng lập của Silk Road đã bị bắt sau một thời gian dài.

Trốn thuế

Từ khi Cryptocurrency không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp. Do đó Cryptocurrency đã nằm ngoài vi phạm kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt động trốn thuế. Nhiều nhà sử dụng lao động trả tiền lương cho nhân viên bằng Cryptocurrency nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những người bán hàng online.

Nguy cơ mất dữ liệu

Những người ủng hộ Cryptocurrency tin rằng nếu bảo mật tốt thì sẽ có thể thay thế tiền mặt. Giao thức của Cryptocurrency là bất khả xâm phạm. Thực ra nó rất an toàn khi lưu trữ trên đám mây hay các thiết bị lưu trữ chuyên dụng. Nếu người dùng không có kiến thức trong việc bảo mật thì đó là một rủi ro khá lớn. Ngay cả khi dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây. vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hỏng máy chủ hay bị ngắt kết nối internet toàn cầu (chẳng hạn như ở Trung Quốc).

Biến động giá cao

Nhiều loại Cryptocurrency dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung. Điều này làm cho chúng dễ bị biến động giá trị.

Khó thanh khoản sang tiền mặt

Nói chung chỉ có những loại Cryptocurrency phổ biến với giá trị vốn hóa trong thị trường cao mới có thể trao đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Những loại khác muốn chuyển đổi thành tiền mặt thì phải chuyển sang những loại Cryptocurrency phổ biến khác.

Khó hoàn trả lại

Các thợ mỏ là người làm trung gian xử lý các giao dịch. Tuy nhiên họ không có nghĩa vụ phán xử các tranh chấp liên quan đến Cryptocurrency. Có nghĩa là nếu bạn bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.
Ngược lại, các phương thức thanh toán như VISA/Pay Pal có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được các vấn đề gian lận.
Cryptocurrency – Tiền Điện Tử Là Gì? Cryptocurrency – Tiền Điện Tử Là Gì? Reviewed by Vũ Hoàng on tháng 10 12, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.