Sẽ rất khó để có thể hình dung được một cách thấu đáo quy mô nền kinh tế của siêu cường Mỹ lớn đến mức nào, thậm chí lớn đến mức “lố bịch”.
Dưới đây là biểu đồ so sánh tương đương tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các bang của nước Mỹ trong năm 2019 với các quốc gia khác trên thế giới. (Biểu đồ này sử dụng dữ liệu từ BEA và quỹ tiền tệ quốc tế IMF). Biểu đồ này bao gồm tất cả các bang của Mỹ, kể cả Đặc Khu Columbia (Washington, D.C.). Đây là sự so sánh trên quy mô (GDP) tổng thế, trong một số trường hợp số liệu có thể chênh lệch chút ít so với thực tế.
Biểu đồ trên cho thấy GDP của Mỹ năm 2019 vào khoảng 21.5 nghìn tỉ Đô-la (21.500.000.000.000 $), hãy cùng so sánh điểm qua quy mô nền kinh tế của một số bang của Mỹ so với các quốc gia khác:
California và Ấn Độ
Bang có GDP lớn nhất của Mỹ là California với tổng sản phẩm quốc nội hơn 3 nghìn tỉ đô năm 2019, lớn hơn của GDP của Ấn Độ với gần 2,81 nghìn tỉ đô. Hãy cùng xem xét điều này: California có lực lượng lao động là 19,5 triệu người trong khi đó con số này ở Ấn Độ là 519 triệu người (theo số liệu từ WB). Như vật, Ấn Độ đã cần tới lực lượng ấn độ lớn gấp 26 lần California ( và lớn hơn cả tổng dân số Mỹ) để có thể tạo ra lượng GDP tương đương.
Đây là minh chứng cho năng suất vượt trội và đẳng cấp thế gưới của lao động Mỹ. Nếu California là một quốc gia riêng biệt, đây sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên Thế Giới trong năm 2019, xếp trên Ấn Độ (2,81 nghìn tỉ đô), Anh (2,74 nghìn tỉ đô) và Pháp (2,71 nghìn tỉ đô)
Texas và Brazil
Bang có quy mô kinh tế lớn thứ 2 của Mỹ là Texas với GDP gần 1,9 nghìn tỉ đô năm 2019, đưa bang có biệt danh Ngôi Sao Cô Độc (Lone Star State) trở thành nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới năm ngoái. GDP của Texas lớn hơn GDP của Brazil năm 2019 (1,85 nghìn tỉ đô).
Tuy vậy, Texas chỉ cần một lực lượng lao động nhỏ hơn 7,5 lần so với Barzil để tạo được lượng GDP trên (14 triệu người so với 106 triệu người). Lại một minh chứng cho năng suất đẳng cấp thế giới của lao động Mỹ.
New York và Canada
Bang có quy mô kinh tế lớn 3 của Mỹ là New York với GDP 1,73 nghìn tỉ đô năm 2019, lượng GDP này còn lớn hơn cả “láng giềng” Canada (với GDP 1,7 nghìn tỉ đô). Nếu là một quốc gia riêng biệt, New York sẽ là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, xếp trên Canada, Nga (1,64 nghìn tỉ đô) và Hàn Quốc ( 1,63 nghìn tỷ đô).
Canada cũng cần đến một lực lượng lao động là 20,4 triệu người dể tạo ra lượng GDP trên, lớn gấp đôi so với New York với lực lượng lao động là 9,5 triệu người. Lại thêm một khẳng định cho hiệu suất tuyệt vời của lao động Mỹ.
Florida và Indonesia
Một so sánh khác: bang Florida năm 2019 có GDP 1,09 nghìn tỉ đô, gần bằng so với GDP của Indonesia (1,1 nghìn tỉ đô) trng khi lực lượng lao động của Florida bằng chưa đến 8% của Indonesia ( 10,5 triệu người so với 134 triệu người).
Ngay cả với các siêu cường dầu mỏ như Ả-rập Xê-út với GDP năm 2019 là 779 tỉ đô còn xếp sau bang Pennsylvania (814 tỉ đô) và Illinois (898 tỉ đô). Hay ngay cả với nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với ước tính hơn 303 tỉ thùng (chiến 18% trữ lượng toàn cầu và lớn hơn gấp 6 lần so với trữ lượng của Mỹ) là Venezuela thì GDP năm 2019 bị tụt dốc thảm hại (do khủng hoảng chính trị) chỉ còn 70 tỉ đô, còn thấp hơn so với một số tiểu bang của Mỹ như Delaware (75,5 tỉ đổ) hay West Virginia (78,3 tỉ đô).
Sản lượng kinh tế và lực lượng lao động.
Xét trên tổng quát, nước Mỹ có tổng GDP năm 2019 chiếm 25% GDP toàn cầu (khoảng 87,2 nghìn tỉ đô), trong khi dân số Mỹ chiếm chưa đến 4,3% quy mô dân số thế giới.
4 bang của Mỹ (California, Texas, New York và Florida) có GDP thuộc "CLB Nghìn Tỉ Đô", và nếu tách biệt thì 4 bang này sẽ nằm trong top 17 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới năm qua. Nếu 4 bang này kết hợp lại, tổng GDP sẽ khoảng tầm 8 nghìn tỉ đô, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Nếu tính toán dựa trên quy mô lực lượng lao động, không có bất cứ quốc gia nào có năng suất lao động vượt trội như lao động Mỹ. Bản đồ và những số liệu trên cho thấy quy mô khổng lồ của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, hãy tạm ngưng chú ý vào quy mô nền kinh tế Mỹ và sự giàu có của siêu cường Mỹ, điều chúng ta nên chú tâm là sản lượng cũng như sự thịnh vượng của quốc gia này vẫn đang được tạo ra mỗi ngày trong “khối động cơ” kinh tế lớn nhất trong lịch sự nhân loại.
Những sự so sánh trên cũng cho chúng ta thấy “tác dụng” của thị trường tự do,tự do thương mại và chủ nghĩa tư bản. Từ một thuộc địa của Anh năm 1700, Mỹ đã vươn lên trở thành siêu cường lớn nhất thế giới với quy mô kinh tế của từng bang tương đương với cả một quốc gia khác.
Nền kinh tế Mỹ 'khủng khiếp' như thế nào?
Reviewed by Tùng Phạm
on
tháng 3 13, 2020
Rating:
Không có nhận xét nào: